(Quangduyen.vn) Ăn chay có bị thiếu sắt? Ăn chay có đảm bảm đủ sắt? Làm sao để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể khi ăn chay.
1. Công Dụng Của Sắt Đối Với Sức Khỏe:
- Sắt là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, giúp xây dựng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể.
- Sắt còn là thành phần quan trọng của nhân tế bào, giúp cơ bắp chắc, đàn hồi tốt, giảm tình trạng nhức mỏi cơ.
Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, có vai trò
vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể
- Sắt là một trong những chất khoáng quan trọng nhất đối với cơ thể. Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Sắt cũng là thành phần của myoglobin, có trong cơ vân, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của cơ vân, kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ.
- Sắt cũng là thành phần cấu tạo của một số loại protein và enzyme, có vai trò trong quá trình giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP.
2. Triệu Chứng Khi Cơ Thể Thiếu Sắt:
- Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng như sự dự trữ oxy ở mô cơ vân sẽ giảm sút, làm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả, mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên.
- Khi thiếu máu, khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi.
Chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc, móng tay nhợt nhạt, tóc khô cứng, dễ gãy,... là những triệu chứng khi cơ thể thiếu sắt.
- Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt là da xanh, niêm mạc nhợt (đặc biệt là niêm mạc mắt và môi) móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ gãy, biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy.
3. Đối Tượng Hay Bị Thiếu Sắt:
- Đối tượng thường bị thiếu máu thiếu sắt thường gặp nhất là phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh là do cung cấp thiếu, cơ thể hấp thu sắt kém, hay bị mất nhiều (nhiễm giun sán, xuất huyết đường tiêu hóa do viêm nhiễm hay dị ứng, mất qua kinh nguyệt…) hoặc nhu cầu của cơ thể quá cao trong một số giai đoạn tăng trưởng nhanh và hồi phục sau khi bệnh.
4. Lượng Sắt Khuyến Nghị Bổ Sung Hằng Ngày:
(Theo dữ liệu từ Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ - U.S. Department of Health & Human Services)
5. Lượng Sắt Trong Các Loại Thực Phẩm:
(Theo Dữ Liệu Nghiên Cứu Từ Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA)
Lượng sắt (miligram) có trong 100 gram các loại thực phẩm
(THEO DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU TỪ BỘ NÔNG NGHIỆP HOA KỲ
UNITED STATES DEPARTMENT OF AGRICULTURE'S)
http://ndb.nal.usda.gov/ndb/foods
---
✔ Trong 100gr Nghệ có 55mg sắt.
✔ Trong 100gr Đậu Nành có 15,7mg sắt.
✔ Trong 100gr Hạt Mè có 14,55mg sắt.
✔ Trong 100gr Hạt Bí có 8,82mg sắt.
---
. Trong 100gr Thịt Bò có 1,69mg sắt.
. Trong 100gr Cua có 0,74mg sắt.
. Trong 100gr Tôm có 0,52mg sắt.
. Trong 100gr Cá Hồi có 0,25mg sắt.
---
✔ Nghệ - Mã Số Thực Phẩm: 02043 - Tên Khảo Cứu: Spices, turmeric, ground.
✔ Đậu Nành - Mã Số Thực Phẩm: 16108 - Tên Khảo Cứu: Soybeans, mature seeds, raw.
✔ Hạt Mè - Mã Số Thực Phẩm: 12023 - Tên Khảo Cứu: Seeds, sesame seeds, whole, dried.
✔ Hạt Bí - Mã Số Thực Phẩm: 12014 - Tên Khảo Cứu: Seeds, pumpkin and squash seed kernels, dried.
---
. Thịt Bò - Mã Số Thực Phẩm: 23508 - Tên Khảo Cứu: Commodity, beef, ground, bulk/coarse ground, frozen, raw.
. Cua - Mã Số Thực Phẩm: 15139 - Tên Khảo Cứu: Crustaceans, crab, blue, raw.
. Tôm - Mã Số Thực Phẩm: 15270 - Tên Khảo Cứu: Crustaceans, shrimp, untreated, raw.
. Cá Hồi - Mã Số Thực Phẩm: 15078 - Tên Khảo Cứu: Fish, salmon, chinook, raw.
Nghệ, Đậu Nành, Hạt Mè, Hạt Bí là 4 loại thực vật chứa nhiều Sắt hơn Thịt Bò
- Hầu hết các chất dinh dưỡng và tất cả các chất khoáng (Canxi, Kali, Magie, Sắt, Kẽm, Mangan,...) đều đến từ Mặt Đất. Thực Vật lấy trực tiếp dưỡng chất và khoáng chất từ Mặt Đất. Vậy, khi ăn thực vật, chúng ta hấp thu chất dinh dưỡng và khoáng chất trực tiếp từ mặt đất, khi ăn động vật, chúng ta chỉ nhận được dinh dưỡng/ khoáng chất loại 2 (đã qua 1 lần hấp thụ).
- Trái với nhận định thông thường rằng sắt có nhiều nhất ở trong thịt đỏ, Nghệ (Turmeric) là thực phẩm giàu khoáng chất Sắt (Fe) nhất. Trong 100gr Nghệ có 55mg Sắt (Fe) – cao gấp 32 lần trong thịt bò (1.69mg Fe/100gr), gấp 74 lần trong Cua (0.74mg Fe/100gr), gấp 105 lần trong Tôm (0.52mg Fe/100gr), gấp 220 lần trong Cá Hồi (0.25mg/100gr).
- Đình Nguyên